Thiep cuoi là lời báo hỷ, là thông báo đầu tiên đến khách mời về ngày cưới của đôi bạn, nội dung thiệp cưới bao gồm những nội dung cơ bản như: tên nhân vật chính, ngày tháng, thời gian, địa điểm tổ chức tiệc cưới. Tuy nhiên, mỗi khách mời sẽ có một cách viết thiệp cưới khác nhau, thiệp cưới sẽ là ấn tượng đầu tiên mà khách mời dành cho bạn vì vậy khi viết thiệp cưới bạn cần lưu ý những điểm sau:
>>
PHONG CÁCH THIỆP CƯỚI RIÊNG CHO BẠN
Truyền tải thông điệp ẩn qua tấm thiệp cưới
- Nếu mình mời bạn bè người đã có gia đình mình phải ghi ngoài bìa thiệp như thế nào là trân trọng khách mời?
- Nếu bạn bè đó chưa có lập gia đình mình phải ghi ra sao?
- Đối với sếp đã có gia đình mình có thể ghi như thế nào?
- Đối với bạn bè đồng nghiệp người có gia đình và chưa có gia đình phải để như thế nào?
1. Phân chia đối tượng khách mời
Khi có danh sách khách mời, bạn phải chia khách thành những đối tượng khác nhau, từ họ hàng, bạn bè, các mối quan hệ xã giao... Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định được ai sẽ là người đứng tên viết thiệp và gửi thiệp cho khách.
Đối với họ hàng, người thân: Với những người họ hàng lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác... thiệp nên để bố mẹ bạn đứng tên mời. Điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho những người lớn tuổi. Với họ hàng là những người trẻ như anh chị em họ, bạn có thể tự đứng tên mời, họ đến dự đám cưới. Việc này sẽ thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ họ hàng.
Đối với hàng xóm: Người Việt Nam có câu "bán anh em xa, mua láng giềng gần", nên những người hàng xóm lâu năm ở một mức độ nào đó có thể coi như họ hàng gần gũi. Khi tổ chức đám cưới, bạn cũng nên có lời mời hàng xóm xung quanh nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.
Quy tắc viết thiếp mời dành cho hàng xóm cũng tương tự như quy tắc đối với họ hàng. Với những người hàng xóm lớn tuổi, bố mẹ bạn nên là người đứng tên và đưa thiếp mời. Với bạn bè trong xóm hoặc những người ít tuổi hơn, bạn nên đứng tên mời và đưa thiệp tận tay họ hoặc gửi thiếp thông qua bố mẹ bạn.
Đối với bạn bè, đồng nghiệp: Đây là đối tượng khách hoàn toàn thuộc về bạn, vậy nên bạn phải là người đứng tên viết thiếp và đưa tới họ.
2. Cách thức mời
Việc mời cưới thành công hay không sẽ phụ thuộc vào thiệp mời, cách đưa thiệp mời và thái độ khi bạn mời họ tới dự đám cưới. Vì vậy mời đám cưới cũng có những quy tắc cụ thể.
Hình thức và cách viết thiệp
Hình thức thiệp sẽ là cách gây ấn tượng đầu tiên với vị khách được mời bởi thiệp là thể hiện thái độ cũng như phong cách của cô dâu chú rể. Bạn nên chọn thiệp trung tính, phù hợp thẩm mỹ của nhiều người, hoặc in riêng một mẫu thiệp truyền thống cho những vị khách lớn tuổi. Với người trẻ, bạn có thể chọn kiểu thiệp hiện đại, như vậy vẫn thể hiện được cá tính của bạn mà vẫn làm hài lòng đa số mọi người.
Khi viết thiệp, bạn nên nhờ cậy những người có nét chữ đẹp, dễ nhìn, nếu không có thể thuê người viết thiệp hộ nhưng danh sách khách mời phải ghi rõ ràng, tránh tình trạng viết nhầm tên cũng như chức danh của khách.
Bố mẹ bạn nên đảm nhận phần viết thiệp cho những người khách lớn tuổi, còn bạn sẽ là người đứng tên viết thiếp mời bạn bè.
Gửi thiệp mời
Bạn nên đưa thiệp trước khi đám cưới diễn ra khoảng 10 ngày hoặc 1 tuần, không nên đưa thiệp quá sớm, các vị khách có thể quên mất ngày lễ của bạn. Cách tốt nhất là bạn trực tiếp đưa thiệp đến tận tay khách, tránh tình trạng gửi thiệp của người này qua người khác. Trong trường hợp khách mời ở xa, bạn có thể gọi điện thông báo trước rồi gửi thiếp mời qua đường bưu điện cho họ.
Khi đưa thiệp trực tiếp, bạn nên thể hiện sự tôn trọng, nồng nhiệt, vui mừng khi được đón tiếp các vị khách trong ngày vui của mình. Chính những biểu hiện của bạn sẽ khiến khách mời cảm thấy vui vẻ và muốn đến dự đám cưới.
Khi viết thiệp mời bạn cần phải viết rõ ràng, tránh những lối viết khó hiểu đôi khi làm cho người nhận hiểu lầm:
- Khi viết thiệp cưới đừng dùng những ký hiệu ẩn có thể gây hiểu nhầm ví dụ như: anh A +… (đây là cách ghi thiệp rất thường gặp ở Việt Nam). Mà hãy ghi cụ thể ra là: anh A + chị B.
- Một cách khác, khi thiết kế thiệp cưới bạn hãy ghi luôn vào đó một lời yêu cầu nho nhỏ phía dưới tấm thiệp “Chỉ dành cho người lớn, không bao gồm trẻ nhỏ” hoặc “Ghế ngồi sẽ được ghi chính xác theo số lượng khách mời trên thiệp”. Đôi khi cách nói trực tiếp này có vẻ hơi thực tế sòng phẳng một tí, nhưng đảm bảo được tốt nhất “trật tự” trong ngày cưới của bạn.
- Khi gửi thiệp trực tiếp đến cho khách mời của mình, hãy nhắn kèm một lời nhắn nói rõ là vị trí của nơi tổ chức tiệc cưới sẽ không thích hợp cho em bé và trẻ nhỏ. Nên các vị khách mời hãy vui lòng để các em ở nhà trong ngày ấy.
Không muốn khách mời mang theo quà cưới (kể cả tiền mừng)
- Với một số đám cưới số lượng khách mời ít, đa phần là những người rất mực thân thiết cùng cô dâu chú rể, bạn không muốn họ phải nhọc lòng nghĩ nhiều về đám cưới của bạn bằng quà tặng hay tiền mừng, làm sao để diễn giải điều này qua chiếc thiệp cưới?
- Ghi trực tiếp vào dưới tấm thiệp cưới “Không nhận quà hoặc tiền mừng cưới”
- Nói rõ thông điệp này trên facebook cá nhân hoặc trên website cưới của bạn (nếu có)
- Thông báo về việc này đến người nhận khi gửi trực tiếp thiệp mời
- Muốn khách mời đến đúng giờ và ăn mặc đúng yêu cầu
- Cách tốt nhất vẫn là ghi thẳng lên thiệp mời “Xin vui lòng đến đúng giờ để chuẩn bị cho phần chụp hình trước tiệc cưới” và “Trang phục lịch sự trang nghiêm với hai màu trắng đỏ khi đến dự tiệc”.
- Đi kèm là thao tác truyền tin khi gửi thiệp và trước ngày cưới 1-2 tuần nhắc nhớ một lần nữa các vị khách mời của mình những nguyên tắc trên qua điện thoại hoặc email.
- Điều này đặc biệt quan trọng nếu đám cưới của bạn diễn ra tại một địa điểm lạ, và vào một thời điểm hơi khác so với các đám cưới truyền thống, vd: diễn ra ở nhà hàng nổi trên sông, vào lúc 5h00 chiều. Khi ấy bạn cần phải đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố thời gian có mặt đến từng vị khách mời để đảm bảo mọi người nhớ rõ về điểm khác biệt này và không tự giả định là đám cưới của bạn cũng diễn ra vào đúng thời điểm 7h30 tối như bao đám cưới khác.
Ghi chú riêng cho Bao thư thiệp cưới
Phong tục ở Việt Nam, chút tiền mừng như thay cho thành ý và lời chúc phúc của khách mời dành cho cô dâu chú rể trong ngày vui. Theo đó, đa phần mọi người đều dùng tiền mừng để dự cưới. Và cũng chính vì vậy, bạn phải hết sức tinh tế khi thiết kế mẫu thiệp cưới với một số những ghi chú sau:
- Bao thư của tấm thiệp mời phải có độ dày hợp lý, để không thấy được màu sắc và số tiền mừng phía trong.
- Bao thư cũng phải có kích thước hợp lý cho việc chứa tiền mừng, ít nhất là bề ngang bao thư phải dài hơn chiều dài của tờ tiền một tí, thuận tiện cho việc lấy ra bỏ vào.
- Bao thư cũng không nên quá rườm rà nhiều họa tiết, buộc thắt quá phức tạp, để khách mời có thể nhanh chóng dễ dàng bỏ vào thùng tiền mừng.
- Bao thư nên ghi rõ họ tên cô dâu chú rể và ngày cưới, phòng trường hợp khách mời đi nhầm sảnh cưới sang một đám cưới khác trong khu vực gần nơi bạn tổ chức tiệc cưới.
Thiep cuoi là lời báo hỷ, là thông báo đầu tiên đến khách mời về ngày cưới của đôi bạn, nội dung thiệp cưới bao gồm những nội dung cơ bản như: tên nhân vật chính, ngày tháng, thời gian, địa điểm tổ chức tiệc cưới. Tuy nhiên, mỗi khách mời sẽ có một cách viết thiệp cưới khác nhau, thiệp cưới sẽ là ấn tượng đầu tiên mà khách mời dành cho bạn vì vậy khi viết thiệp cưới bạn cần lưu ý những điểm sau:
>>
PHONG CÁCH THIỆP CƯỚI RIÊNG CHO BẠN
Truyền tải thông điệp ẩn qua tấm thiệp cưới
- Nếu mình mời bạn bè người đã có gia đình mình phải ghi ngoài bìa thiệp như thế nào là trân trọng khách mời?
- Nếu bạn bè đó chưa có lập gia đình mình phải ghi ra sao?
- Đối với sếp đã có gia đình mình có thể ghi như thế nào?
- Đối với bạn bè đồng nghiệp người có gia đình và chưa có gia đình phải để như thế nào?
1. Phân chia đối tượng khách mời
Khi có danh sách khách mời, bạn phải chia khách thành những đối tượng khác nhau, từ họ hàng, bạn bè, các mối quan hệ xã giao... Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định được ai sẽ là người đứng tên viết thiệp và gửi thiệp cho khách.
Đối với họ hàng, người thân: Với những người họ hàng lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác... thiệp nên để bố mẹ bạn đứng tên mời. Điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho những người lớn tuổi. Với họ hàng là những người trẻ như anh chị em họ, bạn có thể tự đứng tên mời, họ đến dự đám cưới. Việc này sẽ thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ họ hàng.
Đối với hàng xóm: Người Việt Nam có câu "bán anh em xa, mua láng giềng gần", nên những người hàng xóm lâu năm ở một mức độ nào đó có thể coi như họ hàng gần gũi. Khi tổ chức đám cưới, bạn cũng nên có lời mời hàng xóm xung quanh nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.
Quy tắc viết thiếp mời dành cho hàng xóm cũng tương tự như quy tắc đối với họ hàng. Với những người hàng xóm lớn tuổi, bố mẹ bạn nên là người đứng tên và đưa thiếp mời. Với bạn bè trong xóm hoặc những người ít tuổi hơn, bạn nên đứng tên mời và đưa thiệp tận tay họ hoặc gửi thiếp thông qua bố mẹ bạn.
Đối với bạn bè, đồng nghiệp: Đây là đối tượng khách hoàn toàn thuộc về bạn, vậy nên bạn phải là người đứng tên viết thiếp và đưa tới họ.
2. Cách thức mời
Việc mời cưới thành công hay không sẽ phụ thuộc vào thiệp mời, cách đưa thiệp mời và thái độ khi bạn mời họ tới dự đám cưới. Vì vậy mời đám cưới cũng có những quy tắc cụ thể.
Hình thức và cách viết thiệp
Hình thức thiệp sẽ là cách gây ấn tượng đầu tiên với vị khách được mời bởi thiệp là thể hiện thái độ cũng như phong cách của cô dâu chú rể. Bạn nên chọn thiệp trung tính, phù hợp thẩm mỹ của nhiều người, hoặc in riêng một mẫu thiệp truyền thống cho những vị khách lớn tuổi. Với người trẻ, bạn có thể chọn kiểu thiệp hiện đại, như vậy vẫn thể hiện được cá tính của bạn mà vẫn làm hài lòng đa số mọi người.
Khi viết thiệp, bạn nên nhờ cậy những người có nét chữ đẹp, dễ nhìn, nếu không có thể thuê người viết thiệp hộ nhưng danh sách khách mời phải ghi rõ ràng, tránh tình trạng viết nhầm tên cũng như chức danh của khách.
Bố mẹ bạn nên đảm nhận phần viết thiệp cho những người khách lớn tuổi, còn bạn sẽ là người đứng tên viết thiếp mời bạn bè.
Gửi thiệp mời
Bạn nên đưa thiệp trước khi đám cưới diễn ra khoảng 10 ngày hoặc 1 tuần, không nên đưa thiệp quá sớm, các vị khách có thể quên mất ngày lễ của bạn. Cách tốt nhất là bạn trực tiếp đưa thiệp đến tận tay khách, tránh tình trạng gửi thiệp của người này qua người khác. Trong trường hợp khách mời ở xa, bạn có thể gọi điện thông báo trước rồi gửi thiếp mời qua đường bưu điện cho họ.
Khi đưa thiệp trực tiếp, bạn nên thể hiện sự tôn trọng, nồng nhiệt, vui mừng khi được đón tiếp các vị khách trong ngày vui của mình. Chính những biểu hiện của bạn sẽ khiến khách mời cảm thấy vui vẻ và muốn đến dự đám cưới.
Khi viết thiệp mời bạn cần phải viết rõ ràng, tránh những lối viết khó hiểu đôi khi làm cho người nhận hiểu lầm:
- Khi viết thiệp cưới đừng dùng những ký hiệu ẩn có thể gây hiểu nhầm ví dụ như: anh A +… (đây là cách ghi thiệp rất thường gặp ở Việt Nam). Mà hãy ghi cụ thể ra là: anh A + chị B.
- Một cách khác, khi thiết kế thiệp cưới bạn hãy ghi luôn vào đó một lời yêu cầu nho nhỏ phía dưới tấm thiệp “Chỉ dành cho người lớn, không bao gồm trẻ nhỏ” hoặc “Ghế ngồi sẽ được ghi chính xác theo số lượng khách mời trên thiệp”. Đôi khi cách nói trực tiếp này có vẻ hơi thực tế sòng phẳng một tí, nhưng đảm bảo được tốt nhất “trật tự” trong ngày cưới của bạn.
- Khi gửi thiệp trực tiếp đến cho khách mời của mình, hãy nhắn kèm một lời nhắn nói rõ là vị trí của nơi tổ chức tiệc cưới sẽ không thích hợp cho em bé và trẻ nhỏ. Nên các vị khách mời hãy vui lòng để các em ở nhà trong ngày ấy.
Không muốn khách mời mang theo quà cưới (kể cả tiền mừng)
- Với một số đám cưới số lượng khách mời ít, đa phần là những người rất mực thân thiết cùng cô dâu chú rể, bạn không muốn họ phải nhọc lòng nghĩ nhiều về đám cưới của bạn bằng quà tặng hay tiền mừng, làm sao để diễn giải điều này qua chiếc thiệp cưới?
- Ghi trực tiếp vào dưới tấm thiệp cưới “Không nhận quà hoặc tiền mừng cưới”
- Nói rõ thông điệp này trên facebook cá nhân hoặc trên website cưới của bạn (nếu có)
- Thông báo về việc này đến người nhận khi gửi trực tiếp thiệp mời
- Muốn khách mời đến đúng giờ và ăn mặc đúng yêu cầu
- Cách tốt nhất vẫn là ghi thẳng lên thiệp mời “Xin vui lòng đến đúng giờ để chuẩn bị cho phần chụp hình trước tiệc cưới” và “Trang phục lịch sự trang nghiêm với hai màu trắng đỏ khi đến dự tiệc”.
- Đi kèm là thao tác truyền tin khi gửi thiệp và trước ngày cưới 1-2 tuần nhắc nhớ một lần nữa các vị khách mời của mình những nguyên tắc trên qua điện thoại hoặc email.
- Điều này đặc biệt quan trọng nếu đám cưới của bạn diễn ra tại một địa điểm lạ, và vào một thời điểm hơi khác so với các đám cưới truyền thống, vd: diễn ra ở nhà hàng nổi trên sông, vào lúc 5h00 chiều. Khi ấy bạn cần phải đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố thời gian có mặt đến từng vị khách mời để đảm bảo mọi người nhớ rõ về điểm khác biệt này và không tự giả định là đám cưới của bạn cũng diễn ra vào đúng thời điểm 7h30 tối như bao đám cưới khác.
Ghi chú riêng cho Bao thư thiệp cưới
Phong tục ở Việt Nam, chút tiền mừng như thay cho thành ý và lời chúc phúc của khách mời dành cho cô dâu chú rể trong ngày vui. Theo đó, đa phần mọi người đều dùng tiền mừng để dự cưới. Và cũng chính vì vậy, bạn phải hết sức tinh tế khi thiết kế mẫu thiệp cưới với một số những ghi chú sau:
- Bao thư của tấm thiệp mời phải có độ dày hợp lý, để không thấy được màu sắc và số tiền mừng phía trong.
- Bao thư cũng phải có kích thước hợp lý cho việc chứa tiền mừng, ít nhất là bề ngang bao thư phải dài hơn chiều dài của tờ tiền một tí, thuận tiện cho việc lấy ra bỏ vào.
- Bao thư cũng không nên quá rườm rà nhiều họa tiết, buộc thắt quá phức tạp, để khách mời có thể nhanh chóng dễ dàng bỏ vào thùng tiền mừng.
- Bao thư nên ghi rõ họ tên cô dâu chú rể và ngày cưới, phòng trường hợp khách mời đi nhầm sảnh cưới sang một đám cưới khác trong khu vực gần nơi bạn tổ chức tiệc cưới.
0 comments: